Theo từ điển:
magician: ảo thuật gia, người phù phép
trickster: kẻ lừa đảo, chơi khăm, bịp bợm
Bạn sẽ nghĩ rằng hai cái này khác nhau xa có liên quan gì đâu? Nhưng bạn nên biết ( đặc biệc là các bạn mới vào nghề ảo thuật ) thì ranh giới giữa 1 trickster và 1 magician là khá mong manh.
Bạn có bao giờ tự hỏi tại sao cùng 1 trò. Mà người kia diễn thì khán giả vỗ tay tán thưởng và thán phục còn khi bạn làm thì khán giả soi mói tìm ra sở hở để túm đuôi bạn. Bạn ghen tị tại sao họ có khán giả dễ thương như vậy còn khán giả của bạn lại khó nuốt quá!
Lỗi không hẳn ở khán giả đâu bạn à! Một phần là do bạn đó. Ảo thuật là một nghệ thuật còn ảo thuật gia là 1 nghệ sĩ và 1 nghệ sĩ phải biết cách tạo cho khán giả những giây phút hào hứng lẫn bất ngờ thú vị chứ không phải là chứng tỏ cho khán giả thấy ta đây làm đc những chuyện phi thường ! Khi ấy khán giả có cảm giác bị thách thức và tất nhiên là sẽ tìm cách phá chúng ta!
Một ví dụ nho nhỏ là khi bạn diễn ambitious card ( 1 trò quá thông dụng với chúng ta, là bài khán giả chọn cứ chạy lên trên cùng )! Nếu trong lúc diễn bạn nói:
♥ Cho dù bạn quan sát kĩ như thế nào, lá bài bạn chọn cứ chạy lên trên cùng cẩn thận khán giả sẽ cho đó là 1 lời thách thức đấy họ sẽ quan sát thật kĩ để xem lời bạn nói có đúng hay không và chỉ cần 1 sơ suất nhỏ của bạn thôi! Họ liền:” thấy rồi ” và tất nhiên là họ cũng chả có hứng thú xem bạn diễn tiếp nữa.
Thay vì như vậy bạn hãy nghĩ ra 1 cái ji` đó thú vị hơn ví dụ khi khán giả kí tên bạn yêu cầu khán giả vẽ luôn 1 con chó lên lá bài và đặt tên cho nó và mỗi lần khán giả gọi tên con chó thì nó sẽ chạy lên trên cùng y như thú cưng của khán giả vậy! Bằng cách đó khán giả sẽ thấy thoải mái hơn và màn diễn của bạn sẽ thú vị hơn và tất nhiên họ sẽ thích bạn hơn và sẵn sàng xem bạn diễn hơn.
♥ Cái thứ hai mình muốn nói tới là trong khi show trick bạn phải đặt khán giả lên trên hết chứ không phải bạn! Bạn cho khán giả thấy điều huyền bí của ảo thuật chứ không phải là khả năng huyền bí của bạn! Mình dùng ví dụ bên trên luôn trong ví dụ đầu khi bạn nói bạn sẽ làm lá bài chạy lên trên cùng dù khán giả quan sát như thế nào! Khán giả có cảm giác bạn đang khoe mẽ về khả năng của mình, họ không làm được vậy nên họ sẽ tìm cách phá ( con người mà ) nhưng trong ví dụ hai! Nguyên nhân con bài chạy lên trên là do họ gọi tên con thú cưng vẽ trên lá bài của họ chứ không phải là bạn! Dù họ thừa biết nếu bạn không manipulate bộ bài thì còn lâu họ mới làm được nhưng họ sẽ sẽ thích thú hơn vì họ thấy họ được tôn trọng.
♥ Cái thứ 3 theo mình mỗi một trò ảo thuật là 1 vở kịch! Ảo thuật gia là đạo diễn, bài, xu (hay bất cứ cái gì dùng trong trò ảo thuật ấy ) là diễn viên, còn khán giả dĩ nhiên là khán giả ! Một trick được chuẩn bị chu đáo từ cốt truyện, lời thoại đến những chi tiết nhỏ như tính toán off-beat, đánh lạc hướng khi nào và sẽ làm gì trong lúc ấy v.v…. sẽ làm cho trick đó mạnh lên một cách bạn không thể ngờ được.
Như mình đã nói ở trên, khán giả là người xem trick và họ không có khái niệm bạn đã làm điều đó như thế nào, họ chỉ thưởng thức kết quả mà bạn mang lại cho họ cho nên một trick hay không phải là 1 trick dùng nhiều skill khủng ( họ có biết bạn tập nó khó như thế nào đâu ) mà là 1 trick rõ ràng dễ hiểu và làm cho họ đau đầu lẫn hứng thú! Một trò ảo thuật đơn giản nhưng có sự đầu tư về lời thoại sẽ đánh bại những trò phức tạp nhưng không được chuẩn bị chu đáo về cách diễn.
Để minh họa mình sẽ hướng dẫn các bạn 1 trò nhỏ:
Bạn palm 4 con ách trong tay đưa khán giả bộ bài yêu cầu kg xào bao nhiêu cái cũng đc rồi trả lại cho bạn, bạn lấy bộ bài về add 4 con ách đang palm vào bên dưới bộ bài và lật ngửa lại so với những con khác. ( lúc này bạn sẽ có 1 bộ bài úp và 4 con ách ngửa nằm bên dưới nhưng khán giả chỉ biết là bạn đang cầm 1 bộ bài đã đc xào kĩ bởi họ)
CÁch diễn thứ nhất:
clipshift từng con một lên trên cùng, rồi đưa khán giả xem 4 con ách. Lời thoại chỉ đơn giản như vậy:
- Mình lắc tay 1 cái 1 con ách chạy xuất hiện, lắc cái thứ hai con thứ 2 xuất hiện,so on….
Khán giả xem thì chỉ :” òh, nhanh tay quá! ” là hết
Bởi vì như mình nói trò này tập trung vào việc show off hơn là để khán giả thưởng thức ảo thuật và dù sleight bạn dùng là 1 trong những top sleight của bài ( clipshift ) thì khán giả cũng chả quan tâm!
Cách diễn thứ hai:
bạn kinh(cut) bài 1 cái ( đưa cả 4 con ách ngửa mặt vào giữa ) và để bộ bài trên bàn. Bạn nói:
- Bạn xào bài rất kĩ, đúng không? ( KG sẽ nói đúng ) Mình không cách nào sắp xếp trước được gì trong bộ bài đúng không ? ( nhấn mạnh chỗ này ) VẬy có cách nào cho mình tìm dược 4 con ách mà không lật ngửa bộ bài lên không? Mình không thể nhưng bạn có thể giúp mình? Mình muốn bạn tập trung suy nghĩ về 4 con ách nghĩ nó đang tiến lại gần nhau và sát nhau ngay giữa bộ bài ( lúc này khán giả đã quên mất việc bạn kinh bài lúc đầu ), Nếu bây giờ mình spread bài ra và 4 con ách nằm kề nhau thì bạn nghĩ sao ( kg trả lời gì cũng được ) nhưng mình có cảm giác là bạn làm được nhiều hơn vậy. Bạn hãy tiếp tục nghĩ 4 con ách đang ngửa mặt lên giữa bộ bài đang úp ,OK ? Bạn có thể cho là mình đang nói vớ vẩn nhưng thực tế là bạn đã làm được ( spread bài ra reveal 4 con ách giữa bộ bài ngửa mặt lên )!
Tính hiệu quả của cách diễn hai này hơn cách diễn 1 nhiều, nếu không tin bạn thử xem.
Nói như vậy không phải là mình nói các bạn đừng tập những kĩ thuật cao nhưng mình muốn nói ở đây là bạn phải biết chọn đúng skill cho trick của mình, giống như nấu 1 nồi canh không phải cứ ném một đống gia vị thượng thặng vào là thành 1 nồi canh ngon.
Bạn phải biết đầu tư cho trick của mình. Mình thường có 1 cuốn sổ ghi lại những trick của mình với đầy đủ chi tiết về lời thoại lẫn sleight sẽ dùng trong đó và sau mỗi lần diễn nếu có chỗ nào mình ko vừa lòng thì mình sẽ chỉnh lại ngay. Hãy nhớ không có trick nào là dở chỉ có người diễn là ko hay thôi !!!